NHẬN ĐỊNH
Đồ thị phân tích kỹ thuật cổ phiếu TCM
NGÀNH VÀ VỊ THẾ DOANH NGHIỆP
– Ngành dệt may liên tục là ngành xuất khẩu mũi nhọn của Việt Nam, với kim ngạch XK lớn thứ hai trong tổng kim ngạch XK cả nước, đóng góp giá trị khoảng 15% vào GDP.
– Lợi thế của ngành dệt may VN là lao động khéo léo lành nghề, chi phí nhân công thấp so với Trung Quốc hay Ấn Độ. Tuy nhiên, chuỗi cung ứng ngành dệt may Việt Nam lại tồn tại nghịch lý “nút thắt cổ chai” do 70% doanh nghiệp trong ngành tập trung vào lĩnh vực may mặc, trong khi chỉ 30% doanh nghiệp làm phân khúc sợi-dệt-nhuộm. Nghịch lý này khiến nguyên liệu hầu hết cho sản phẩm dệt may vẫn phải nhập khẩu.
– TCM là một trong những DN hàng đầu ngành dệt may VN, với đầy đủ chuỗi giá trị từ sợi đến may.
MÔ HÌNH KINH DOANH
– Sản xuất, kinh doanh các sản phẩm dệt may là hoạt động cốt lõi của công ty, chiếm hầu hết toàn bộ doanh thu & lợi nhuận gộp của công ty. Các sản phẩm chính của công ty là sợi bông, vải dệt, vải đan và hàng may mặc theo phương thức FOB (cụ thể là FOB cấp 2). Công suất các nhà máy của TCM là:
o Sợi: 10,000 tấn/
o Dệt thoi: 12 triệu mét/năm
o Dệt kim: 10,000 tấn/năm
o Nhuộm: 10 triệu mét vải dệt thoi/năm & 8,000 tấn vải dệt kim/năm
o May: 31.6 triệu sản phẩm/năm
Các thị trường chính của TCM là Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật & Mỹ.
– Lợi thế cạnh tranh của TCM đến từ việc (i) sở hữu chuỗi giá trị từ sợi đến may, giúp công ty duy trì mức tỷ suất lợi nhuận gộp cao (ii) có đối tác là E-Land (Hàn Quốc). E-Land đồng hành cùng TCM từ năm 2010, và có đơn hàng chiếm khoảng 20% doanh thu của TCM.
– Rủi ro chính của mô hình kinh doanh của TCM: (i) rủi ro nhân công: ngành may mặc là ngành thâm dụng lao động; do đó, việc mở rộng sản xuất sẽ gặp khó khăn nếu lượng nhân công không đủ, hoặc những chính sách tăng lương tối thiểu/tác dộng bên ngoài sẽ có thể ảnh hưởng tiêu cực đến lợi nhuận của TCM (ii) rủi ro thị trường: những chính sách và thuế chống bán phá giá áp dụng tại những thị trường xuất khẩu của TCM sẽ ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.
TRIỂN VỌNG TƯƠNG LAI
-Trong 2019, lợi nhuận của TCM nhiều khả năng sẽ kém khả quan do (i) hiệu suất nhà máy may Trảng Bàng (mới đưa vào hoạt động từ T10/2018) thấp trong khi chi phí nhân công cho nhà máy này cao (ii) mảng sợi kém khả quan khi Trung Quốc tiếp tục bán ra thị trường lượng lớn sợi (ii) không còn khoản lợi nhuận bất thường (~17.9 tỷ) từ việc bán tài sản như trong 2018.
– Tuy nhiên, trong 2020, triển vọng của công ty sẽ khả quan hơn, chủ yếu do năng suất cải thiện ở nhà máy Trảng Bàng.
– Tiềm năng dài hạn của công ty sẽ phụ thuộc vào các dự án tăng công suất:
o Nhà máy nhuộm: có công suất 10.000 m vải dệt/năm & 8,000 tấn vải dệt kim/năm, dự kiến triển khai vào 2020,
o Nhà máy dệt: có công suất 12 triệu m/năm, dự kiến được thực hiện từ Q3/2021.
o Nhà máy may: có công suất 6 triệu sản phẩm/năm cho GDD1, dự kiến được thực hiện từ đầu 2023.
Ngoài ra, TCM cũng đang đánh giá lại quyền sử dụng đất của Thành Công Tower 1. Ước tính sau khi định giá lại quyền sử dụng đất, TCM có thể hạch toán khoảng 130 tỷ đồng lợi nhuận từ việc định giá đất. Tuy nhiên, chưa rõ thời gian để công ty có thể thực hiện việc định giá này và ghi nhận vào kết quả kinh doanh của công ty.
TÌNH HÌNH SỨC KHỎE TÀI CHÍNH
– Nhìn chung TCM có sức khỏe tài chính ở mức ổn định: dù tỷ lệ nợ/VCSH >1 xong đang có xu hướng giảm dần, chỉ số thanh toán tốt
– Dòng tiền CFO dương cho thấy chất lượng LN tốt.
DỰ BÁO LỢI NHUẬN
– Dự báo LNST năm 2019 – 2020 lần lượt là 202 tỷ và 226 tỷ, tương đương với mức EPS là 3,046VNĐ/CP và 3,305VNĐ/CP.
Nguồn: HSC