Trong đầu tư chứng khoán nói chung và mua bán cổ phiếu nói riêng việc ra quyết định đã khó nhưng thời điểm và tính hiệu quả thì khó hơn rất nhiều lần. Có nhiều NĐT đã chọn được cổ phiếu tốt rồi, nhưng hiệu quả vẫn không cao. Cũng là cổ phiếu đang trong chu kỳ tăng giá, nhưng nhiều NĐT vẫn phải chịu cảnh lỗ, không có lãi hoặc lãi rất ít. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ phần nào phương pháp mua, bán cổ phiếu sao cho hiệu quả nhất.
+ Cách mua cổ phiếu.
Thông thường lựa chọn cổ phiếu để quyết định đầu tư thì NĐT có rất nhiều phương pháp: cơ bản, phân tích kỹ thuật, dòng tiền mà những bài trước đây, tôi cũng đã từng chia sẻ. Sau khi đã chọn được cổ phiếu thì ta tiến hành lựa chọn điểm mua cổ phiếu đó
- Mua theo trường phái T+:
Thông thường trường hợp này là mua cổ phiếu theo dòng tiền và phân tích kỹ thuật; khi có điểm mua, dòng tiền vào mạnh ta tiến hành mua rứt khoát, mua nhanh
Mua thăm dò ở điểm mua đầu tiên khoảng 30% dự tính, sau đó dựa vào khối lượng và dòng tiền có thể mua thêm ở những điểm mua tiếp theo. Tuyệt đối không nên mua trung bình giá xuống.
- Mua theo trường phái trung hạn:
Thông thường mua theo trend: Trường hợp này lựa chon những cổ phiếu có điểm mua, nền giá tốt, tích lũy chặt chẽ. Giải ngân làm 3-5 lần mua lần lượt vào những phiên bùng nồ. Trường hợp này rất thích hợp với phương pháp đầu tư theo đà tăng trường, NĐT có thể tham khảo phương pháp tại đây
- Mua theo trường phái dài hạn: Trường hợp này thông thường sẽ nghiên cứu kỹ vấn đề cơ bản của cổ phiểu, hiểu nội tại doanh nghiệp, các kế hoạch của doanh nghiệp. Sau đó dùng phân tích kỹ thuật lựa chọn điểm mua hợp lý. Ở đây cũng nên giải ngân từng phần và nên chia thành những phần bằng nhau. Ở cách này các bạn sẽ mua được nhiều hơn khi giá cp xuống thấp và mua được ít hơn khi giá cp lên cao. Làm cách này sẽ có xác xuất tạo ra được mức giá trung bình ổn nhất. Áp dụng khi cổ phiếu đang không có xu hướng rõ ràng.
Trong một xu hướng tăng giá, ưu tiên giải ngân mạnh lần đầu khi có tín hiệu báo điểm mua.
Trong một xu hướng giảm (down trend) không khuyến khích mua, chỉ mua một phần khi đà giảm yếu dần thể hiện bằng điểm số trong phiên giảm ít đi, khối lương nhỏ dần, đây gọi là mua thăm dò
+ Cách bán chứng khoán:
Việc mua cổ phiếu đã khó, nhưng việc cổ phiếu lại là một việc còn khó hơn. Đặc biệt là những người chơi theo trường phái T+, việc lựa chọn tôi ưu hóa là việc làm rất khó khan, nó sẽ tạo ra lòng tham trong mỗi quyết định.
- Bán cổ phiếu T+: Bán khi đạt giá kỳ vọng và thấy xu hướng không còn cho điểm mua. Trong phân tích kỹ thuật thường có vùng kháng cự của cổ phiếu, khi cổ phiếu vào vùng kháng cự mà khối lượng yếu, không thể vượt qua được thì chúng ta tiến hành bán. Để an toàn NĐT có thể bán từng phần, nếu đà tăng yếu dần thì sẽ bán hết.
- Bán cổ phiếu đầu tư trung hạn: Cũng tương tự như bán cổ phiếu ngắn hạn, tuy nhiên theo kinh nghiệm việc bán đúng đỉnh là việc khó. NĐT nên suy nghĩ mình bán thoáng thì việc mua lại cổ phiếu nào đó sẽ thuận lợi hơn. Do đó có thể bán non một chút hoặc bán sau đỉnh một chút. Thông thường ở trường hợp này NĐT nên bán sau đỉnh để rõ xu thế hơn.
- Bán cổ phiếu dài hạn: Trường hợp này chủ yếu bán khi đã đạt kỳ vọng, các thông tin cơ bản của cổ phiếu không còn đủ khả năng để giúp cho quá trình tăng giá được thuận lợi. Cổ phiếu đã vào chu kỳ giảm, khi đó NĐT nên bán hết, nếu cổ phiếu có tính thanh khoản thấp thì lựa cầu dư mua mà có thể bán được giá tốt.
+ Cách phân bổ dòng tiền theo danh mục
- Ở giai đoạn đầu khi xác định mua thăm dò thì ta nên chia nhỏ lượng tiền. Giả sử kế hoạch mua 10.000 cổ phiếu ACB thì ta nên chia làm 3-4 lần, lần thứ nhất có thể mua thăm dò 2000 cổ trước, sau đó chúng ta tiến hành mua ở những điểm mua tiếp theo và tăng dần số lượng.
- Chỉ sử dụng margin khi cổ phiếu đó đang ở chu kỳ tăng giá, tuyệt đối không sử dụng margin khi cổ phiếu đang ở giai đoạn giảm giá. Khi cổ phiếu có dấu hiệu điều chỉnh phải hạ tỷ lệ margin đưa tài khoản về trạng thái an toàn nhất có thể. Cụ thể cách dùng margin tôi đã có bài tại đây
- Phân bổ tỷ trọng cổ phiếu trong tài khoản một cách hợp lý: tùy vào NAV mà phân bổ, không nên quá nhiều mã cổ phiếu vì thế sẽ rất quản lý, thông thường một nhà đầu tư cá nhân số cổ phiếu trong danh mục khoảng 5-6 mã là hợp lý.
- – Luôn luôn xuất hiện các thời cơ vàng trên thị trường, những cơ hội này thường xuất hiện trong thời gian rất ngắn thường 1-2 phiên. Là 1 nhà đầu cơ, chúng ta không muốn bỏ qua cơ hội vàng này. Vậy lúc nào cũng nên có 1 lượng tiền nhất định trong trạng thái sẵn sàng. Số tiền này có thể giúp chúng ta kiếm được số lãi bất ngờ trong 1 vài trường hợp tốt.
+ Trong quá trình xây dựng danh mục không tránh khỏi tâm lý, sai lầm gặp phải đó là:
- Sợ không mua được cổ phiếu khi nó đang ở chu kỳ lên giá. Nếu đã chọn được điểm mua mà cổ phiếu đó lên giá quá nhanh, hãy bình tĩnh, chờ cơ hội vì thông thường ở một giai đoạn nào đó nó sẽ trùng xuống và lúc đó tâm lý NĐT là có mua hay không, vì vậy lúc này cần rứt khoát và quyết đoán.
- Khi đang cầm tiền, nhìn các cổ phiếu khác lên giá, tâm lý NĐT sốt ruột, dẫn đến tình trạng mua liều. Đây là tâm lý dễ mắc phải đối với NĐT mới tham gia thị trường vì chưa tuân thủ được kỷ luật. Chính vì tâm lý này mà ban đầu phải lựa chọn danh mục cổ phiểu định mua và lựa chọn các điểm mua của từng cổ phiếu đó.
- Qua yêu thích cổ phiếu: đây là 1 lỗi cũng hay gặp. Bạn không bao giờ có thể chắc chắn 100% trên thị trường chứng khoán. Hãy chừa lại đường lui cho mình. Đừng quá tự tin về bất kì điều gì. Rất nhiều NĐT ban đầu xây dựng danh mục khá tốt, nhưng sau quá trình trading, lại tập trung quá nhiều vào một cổ phiếu. Điều này sẽ gây rủi ro rất lớn và mất cơ hội đầu tư.
Trên đây là chia sẻ về cách giải ngân cũng như xây dựng danh mục đầu tư. Để NĐT có được nhiều thông tin phục vụ cho việc trading và được hỗ trợ quản lý danh mục tốt hơn các bạn đừng ngại liên hệ với chúng tôi qua các kênh thông tin.
Nguồn: Sưu tầm
—————————————————————
👉 Trần Ngọc Thái – Chuyên viên tư vấn chứng khoán cao cấp
(Quản lý tài khoản chứng khoán – Tư vấn đầu tư – ủy thác đầu tư chứng khoán)
Điện thoại/zalo: 0916.939.462
Skype: cophieu247vn@gmail.com
Email: cophieu247vn@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/Cophieu247/
Website: www.cophieu247.com